
Từ thời xa xưa, con người đã biết dùng những lọai hình nghệ thuật sân khấu để chuyển tải đến công chúng những thông điệp cần thiết. Ở đó, ta bắt gặp những bài học ở đời, là những lời khuyến cáo… Và hơn thế nữa, có thể là những ý tưởng mong muốn mọi người hãy cùng nhìn về một hướng nào đó. Trên sâu khấu, mỗi diễn viên đều có những gương mặt, những cá tính, những số phận theo sự dàn xếp của kịch bản và đạo diễn. Vở diễn hạ màn, người diễn viên trở lại chính gương mặt và con người mà anh ta hiện có. Đời thường! Đã là đời thường thì hòan tòan khác với sân khấu. Trên sân khấu, anh ta có thể là ngưới thành đạt, viên mãn, nhưng trong đời thường có thể anh là người thất bại….
Ngày nay, có những vở diễn, người ta có thể “ mục sở thị”, có thể trò chuyện với đạo diễn và diễn viên, nhưng có những vở mà con người cùng “ bơi lặn trong đó” Mỗi số phận con người, mỗi vai diễn của con người bị chi phối bởi những quy luật xã hội – chính trị. Người ta đeo đưổi mục đích, bằng mọi cách để đạt mục đích…. Và đó, cuộc đời là một sân khấu. Một xã hội thu nhỏ cũng là một sân khấu. Sân khấu thì có khởi đầu ( kéo màn) và hồi kết thúc ( Hạ màn) Sau mỗi vở diễn, người được, kẻ mất. Mọi người chiêm nghiệm và ngộ ra điều gi?
Nhận một vai trên sân khấu, hay là người ngồi xem người ta diễn ???
Cũng giống như “ KỲ” trong CẦM KỲ THI TỬU. Trong thế giới cờ, anh là một con cờ hay là người chơi cờ. Có một thành phần thứ ba nữa : Đó là người xem….
Hơn ¼ thế kỷ quan sát trong tư cách tất cả các vai, các vị trí của từng quân cờ trên bàn cờ, từng thế nước. Có lúc đứng ở vị trí của người xem…mình NHẬN ra:” Cuộc sống là một cuộc đấu tranh đang liên tục diễn ra ở nhiều dạng khác nhau. Nhân tố để quyết định sự thành công trong mọi việc là mình biết mình là ai? Đang đi đâu? Và điểm đến là chỗ nào? Nói thì quá dễ, nhưng có lúc mình cũng bị đắm chìm, bị hút vào những cơn lốc dữ không tài nào cản lại được…
Thì ra: ...........................
Ngày nay, có những vở diễn, người ta có thể “ mục sở thị”, có thể trò chuyện với đạo diễn và diễn viên, nhưng có những vở mà con người cùng “ bơi lặn trong đó” Mỗi số phận con người, mỗi vai diễn của con người bị chi phối bởi những quy luật xã hội – chính trị. Người ta đeo đưổi mục đích, bằng mọi cách để đạt mục đích…. Và đó, cuộc đời là một sân khấu. Một xã hội thu nhỏ cũng là một sân khấu. Sân khấu thì có khởi đầu ( kéo màn) và hồi kết thúc ( Hạ màn) Sau mỗi vở diễn, người được, kẻ mất. Mọi người chiêm nghiệm và ngộ ra điều gi?
Nhận một vai trên sân khấu, hay là người ngồi xem người ta diễn ???
Cũng giống như “ KỲ” trong CẦM KỲ THI TỬU. Trong thế giới cờ, anh là một con cờ hay là người chơi cờ. Có một thành phần thứ ba nữa : Đó là người xem….
Hơn ¼ thế kỷ quan sát trong tư cách tất cả các vai, các vị trí của từng quân cờ trên bàn cờ, từng thế nước. Có lúc đứng ở vị trí của người xem…mình NHẬN ra:” Cuộc sống là một cuộc đấu tranh đang liên tục diễn ra ở nhiều dạng khác nhau. Nhân tố để quyết định sự thành công trong mọi việc là mình biết mình là ai? Đang đi đâu? Và điểm đến là chỗ nào? Nói thì quá dễ, nhưng có lúc mình cũng bị đắm chìm, bị hút vào những cơn lốc dữ không tài nào cản lại được…
Thì ra: ...........................
4 nhận xét:
Nguyễn Tấn Phúc là ai à?
Là kẻ không giống ai chứ sao! Người Việt Nam không có thói quen lập thuyết. Nguyễn Tấn Phúc ngược lại...
Hỏng dám đâu Anh, em còn phải học bài …
Thế thì bài này không phải lập thuyết là gì? Chỉ có điều làm "chủ thể" hay "khách thể" thì đàng nào cũng là một vai diễn thôi... Diễn vai "học bài" hay vai "khán giả" cũng đâu dễ dàng..
Trăm năm một lớp tuồng đời.
Còn vai thì diễn, hết hồi thì... đi!
(Đạo diễn không cho ở lại đâu nghe!)
Gì mà lớn chuyện vậy? TP đang chơi bài “ Mượn hoa kính Phật” mà ! Hãy xem những hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng trong đó tồn tại mỗi chúng ta là một sân khấu lớn. Ở đây, có một hình thái mà Anh em mình đã hứa với nhau không đụng đến. Một sân khấu nhỏ mà những vai diễn không phải do đạo diễn sắp đặt. Họ muốn diễn, họ đòi diễn? Họ coi vai diễn là nghề kiếm sống, nghiệp mưu sinh, con đường tất yếu mà họ phải đi. Những kịch tính, những pha ngoạn mục thường xãy ra vào những thời điểm chuyển tiếp do những nhân vật nầy tạo ra. Phong phú và đa dạng vô cùng . Không biết có mừng hay không, chứ Anh em mình không nằm trong đối tượng nầy? Nếu có đi chăng nữa, thì đó chỉ là những vai phụ góp chung cho đủ bài ! Đóng vở nào cũng được. Ha !
Đăng nhận xét