Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2010

HỒI ÂM MUỘN!


Sáng nay, nhận một cú điện hơi bị dài của học viên từ miền biển xa xôi... Anh nầy chưa sử dụng được mail, cũng không biết viết blog, bức xúc nên gọi điện trao đổi. Nội dung điện, anh nói nhiều suy nghĩ về buổi lễ tổng kết, bế giảng lớp học xoay quanh ý tưởng mà tôi đề nghị: - Hôm nay, trước sự có mặt đông đủ, tôi xin tuyên bố khai tử tiếng “Thầy”, đại từ xưng hô giữa tôi và các anh, chị. Lý do, với các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng nào cũng vậy, đây là một nội dung mang tính thao tác không thể thiếu trong mối quan hệ chính thức giữa nhà trường và học viên do tôi phụ trách. Không phải khiêm tốn hay lập dị gì cả! Tại không có từ nào thay thế nên gọi chung là Thầy khi còn đang làm việc cùng nhau. Hãy để chữ “Thầy” kết thúc vai trò của nó, đầu thai sang nơi khác. Phần tôi, từ lâu, tôi vẫn bằng lòng và lạc quan với tư cách là “ anh thợ dạy”. Ở vị trí nầy, tôi đã làm hết phần việc của mình. Thế đấy! Đừng hỏi tại sao? Sau nầy, nếu gặp lại nhau, cứ gọi tôi bằng cái tên cúng cơm là được. Còn nếu như tình cảm quá, hãy cứ gọi là anh Ba, anh Ba ngôi thứ ba số ít là được. Thầy bi giờ hiếm lắm, không phải ai đi dạy cũng đều là Thầy. Chen lấn, giành giật có khi làm cho nó càng thêm khủng hoảng. Trong lịch sử giáo dục, những bậc túc nho, những người thầy vĩ đại, chưa ai tự xưng mình là Thầy. Gọi một tiếng “ THẦY”là sự bình xét tự đáy lòng và cất ra của người học thông qua sự CẢM và NHẬN những điều mà người dạy đưa ra. Danh xưng Thầy nặng lắm, nó không phải là một đại từ xưng hô bình thường như rất nhiều đại từ xưng hô bình thường khác trong ngôn ngữ giao tiếp. Đừng nói câu” một chữ cũng Thầy mà ½ chữ cũng Thầy nghe sáo rỗng wá !Vậy đó, tôi chưa đủ tư cách là thầy nên chưa dám nhận. Hãy hiểu cho và hiểu cho hỡi những người anh em yêu mến của tôi ơi .... Ta hẹn nhau sẽ gặp nhau tại những bến bờ mình đã ngắm. Chắc chắn thôi! Có một lúc nào đó ta sẽ gặp lại nhau
Có khi nào trên đường đời tấp nập
Ta vô tình lặng lẻ lươt qua mau
Bước lơ đãng, chẳng ngờ đang để mất
Một tâm hồn mình đợi đã từ lâu

( Bùi Minh Quốc )

Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

ĐƠN VỊ TÍNH




Không biết thời điểm nào trong quá khứ CON hay NGƯỜI sáng lập ra cách tính toán, nghĩ ra khái niệm ĐƠN VỊ để phân biệt giữa số ít và số nhiều? – Một vật thể ít hơn nhiều vật thể…Số đông là một đại lượng lấn át số ít…Đi vào thời đại văn minh, người ta phân ra khái niệm ĐỊNH LƯỢNG- ĐỊNH TÍNH , số lượng và chất lượng.
Quý hồ tinh hơn quý hồ đa, tốt gỗ hơn tốt nước sơn …. Bao giờ cũng vậy, cái quy định giá trị của một dạng vật chất là ở những tính chất của nó…
Những năm 80 của Thế kỹ trước, phương châm “ Nhanh- nhiều- tốt- rẽ “ của Trung Quốc đã là bệ phóng cho hàng hóa “ rẽ tiền, mau hỏng” với vô vàn chủng loại xâm nhập, phục vụ những tầng lớp có thu nhập thấp. Điều nầy cho thấy, số nhiều có cái hay của nó. Nó đã làm tròn vai trò công cụ của mình đối với chủ của nó khi cần thiết.
Bây giờ ta hãy xem, một nhà bác học, một vĩ nhân, một triết gia, một … ( những người có rất nhiều đóng góp cho quá trình tiến lên của xã hội) Khi đề cập đến họ, mọi người vẫn xưng- hô là một. Họ giỏi quá có thể gọi họ là một người rưỡi được không ? Chắc chắn là không
Còn một dạng người nữa, họ là những gánh nặng cho cộng đồng, họ không để lại những gì cho đời, họ sinh ra là để phá , lớn lên là ăn bám , đến chết còn báo đời để lại những hậu quả mà người sống phải còng lưng khắc phục. Lọai người nầycó gọi họ bằng đơn vị nửa người không? Chung quy, vẫn gọi là một. Đơn vị tính trong khâu nầy vẫn lấy LƯỢNG làm thước đo. Trái ngang quá? Bất công quá khi bỏ lên bàn cân về giá trị của hai con người trên.
Ai cũng xem trọng CHẤT nhưng đến bao giờ CHẤT được “ cài đặt mặc định” là những tiêu chuẩn phổ biến khi xem xét, đánh giá và sử dụng? Chuyện nầy chắc phải còn lâu nữa. Cách giải thích “ huề vốn” nhất là “ Tùy vào từng trường hợp, từng hòan cảnh “ Biết là sao bi giờ? “ Trăm bờ ảo vọng, nghìn tầng quạnh hiu chắc là đây ??

Thứ Năm, 4 tháng 3, 2010

PHÍA SAU TẤM MÀN


Từ thời xa xưa, con người đã biết dùng những lọai hình nghệ thuật sân khấu để chuyển tải đến công chúng những thông điệp cần thiết. Ở đó, ta bắt gặp những bài học ở đời, là những lời khuyến cáo… Và hơn thế nữa, có thể là những ý tưởng mong muốn mọi người hãy cùng nhìn về một hướng nào đó. Trên sâu khấu, mỗi diễn viên đều có những gương mặt, những cá tính, những số phận theo sự dàn xếp của kịch bản và đạo diễn. Vở diễn hạ màn, người diễn viên trở lại chính gương mặt và con người mà anh ta hiện có. Đời thường! Đã là đời thường thì hòan tòan khác với sân khấu. Trên sân khấu, anh ta có thể là ngưới thành đạt, viên mãn, nhưng trong đời thường có thể anh là người thất bại….
Ngày nay, có những vở diễn, người ta có thể “ mục sở thị”, có thể trò chuyện với đạo diễn và diễn viên, nhưng có những vở mà con người cùng “ bơi lặn trong đó” Mỗi số phận con người, mỗi vai diễn của con người bị chi phối bởi những quy luật xã hội – chính trị. Người ta đeo đưổi mục đích, bằng mọi cách để đạt mục đích…. Và đó, cuộc đời là một sân khấu. Một xã hội thu nhỏ cũng là một sân khấu. Sân khấu thì có khởi đầu ( kéo màn) và hồi kết thúc ( Hạ màn) Sau mỗi vở diễn, người được, kẻ mất. Mọi người chiêm nghiệm và ngộ ra điều gi?
Nhận một vai trên sân khấu, hay là người ngồi xem người ta diễn ???
Cũng giống như “ KỲ” trong CẦM KỲ THI TỬU. Trong thế giới cờ, anh là một con cờ hay là người chơi cờ. Có một thành phần thứ ba nữa : Đó là người xem….
Hơn ¼ thế kỷ quan sát trong tư cách tất cả các vai, các vị trí của từng quân cờ trên bàn cờ, từng thế nước. Có lúc đứng ở vị trí của người xem…mình NHẬN ra:” Cuộc sống là một cuộc đấu tranh đang liên tục diễn ra ở nhiều dạng khác nhau. Nhân tố để quyết định sự thành công trong mọi việc là mình biết mình là ai? Đang đi đâu? Và điểm đến là chỗ nào? Nói thì quá dễ, nhưng có lúc mình cũng bị đắm chìm, bị hút vào những cơn lốc dữ không tài nào cản lại được…
Thì ra: ...........................