Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2010

ĐƠN VỊ TÍNH




Không biết thời điểm nào trong quá khứ CON hay NGƯỜI sáng lập ra cách tính toán, nghĩ ra khái niệm ĐƠN VỊ để phân biệt giữa số ít và số nhiều? – Một vật thể ít hơn nhiều vật thể…Số đông là một đại lượng lấn át số ít…Đi vào thời đại văn minh, người ta phân ra khái niệm ĐỊNH LƯỢNG- ĐỊNH TÍNH , số lượng và chất lượng.
Quý hồ tinh hơn quý hồ đa, tốt gỗ hơn tốt nước sơn …. Bao giờ cũng vậy, cái quy định giá trị của một dạng vật chất là ở những tính chất của nó…
Những năm 80 của Thế kỹ trước, phương châm “ Nhanh- nhiều- tốt- rẽ “ của Trung Quốc đã là bệ phóng cho hàng hóa “ rẽ tiền, mau hỏng” với vô vàn chủng loại xâm nhập, phục vụ những tầng lớp có thu nhập thấp. Điều nầy cho thấy, số nhiều có cái hay của nó. Nó đã làm tròn vai trò công cụ của mình đối với chủ của nó khi cần thiết.
Bây giờ ta hãy xem, một nhà bác học, một vĩ nhân, một triết gia, một … ( những người có rất nhiều đóng góp cho quá trình tiến lên của xã hội) Khi đề cập đến họ, mọi người vẫn xưng- hô là một. Họ giỏi quá có thể gọi họ là một người rưỡi được không ? Chắc chắn là không
Còn một dạng người nữa, họ là những gánh nặng cho cộng đồng, họ không để lại những gì cho đời, họ sinh ra là để phá , lớn lên là ăn bám , đến chết còn báo đời để lại những hậu quả mà người sống phải còng lưng khắc phục. Lọai người nầycó gọi họ bằng đơn vị nửa người không? Chung quy, vẫn gọi là một. Đơn vị tính trong khâu nầy vẫn lấy LƯỢNG làm thước đo. Trái ngang quá? Bất công quá khi bỏ lên bàn cân về giá trị của hai con người trên.
Ai cũng xem trọng CHẤT nhưng đến bao giờ CHẤT được “ cài đặt mặc định” là những tiêu chuẩn phổ biến khi xem xét, đánh giá và sử dụng? Chuyện nầy chắc phải còn lâu nữa. Cách giải thích “ huề vốn” nhất là “ Tùy vào từng trường hợp, từng hòan cảnh “ Biết là sao bi giờ? “ Trăm bờ ảo vọng, nghìn tầng quạnh hiu chắc là đây ??

Không có nhận xét nào: