
Ngày ấy đã xa rồi! Những năm tháng trong trẻo của ngày nào, khi những cơn gió chướng về mạnh. Ruộng đã khô, đi dọc đường, mùi rơm mồng, thơm, không trộn lẫn và so sánh với một cái mùi vị nào khác được, Có lẻ, trong mỗi người, nhựng dấu ấn đậm nhạt của tuổi thơ đã hằn sâu vào tâm thức như những đường rảnh vĩnh hằng. Nó thức dậy khi con người cảm nhận ra quỹ thời gian của đời mình không còn bao lâu nữa…
Ngày ấy, trong đầu chỉ biết có chơi. Chơi quên cả ăn. Lúc lạo tìm kiếm những trò chơi khác người. những trò chơi trẻ con, nhưng có thể kéo theo con nít cả xóm cùng theo.
Tôi lớn lên theo nhịp của thời gian và trưởng thành trong những sắc màu của cuộc sống. Một học trò quê ra tỉnh học. Lớn lên đồng hành với quá trình đô thị hóa và những chuyến xe chở lính Cộng hòa ra trận. Đêm nằm nghe xa xa một vài tiếng pháo lạc bầy. Thỉnh thỏang cũng được xem những chiếc máy bay quân sự bay ngang qua đầu. Cũng có lúc chứng kiến hình ảnh từ xa, những chiếc phản lực cơ đâm xuống và lượn lên và sau đó là những cụm khói đi liền với âm thanh của những trái bom liền tiếp những trái bom. Không một chút suy nghĩ gì là thời thế. Gần hết cuộc chiến mới nhận ra mình tồn tại. Suy nghĩ cho mình, cho những người xung quanh. Ngộ ra cái phận sự của đứa con lớn trong gia đình, thế là lao đi. Bỏ học về quê khi tiếng súng của hai bên vừa dứt. Tìm . Đi tìm, cũng không biết tìm cái gì khi vốn liếng chỉ là cái đầu rổng tếch và ý chí ngang tàng, cộng thêm một chút mẹo nhỏ mà quãng đời rong chơi phía trước đọng lại
Đầu tiên, theo người lớn ra giữa sông Tiền, tranh thủ mua và bè những phuy xăng dầu hạm đội Mỹ bỏ lại. Mang vào đất liền trong sự tranh giành, rượt đuổi của nhiều ngưởi để nhận lấy những đồng tiền công ít ỏi, trả giá cho cái sống chết liền kề
Lên biên giới Thiện Ngôn, Xa Mát, cũng là đi theo người lớn với vai trò lái xe và vệ sĩ. Kiếm tìm một manh mối để đưa muối lên vùng nầy. Nghe đâu ở đây người ta đổi đậu xanh lấy muối. Đến nơi, một cảnh tượng bi đát; hàng lượt người Việt từ bên kia biên giới “bỏ của chạy lấy người” về với hai tay mang xách những gì có thễ xách mang được. Bi thảm. Hậu quả sự trở mặt của Pôn - pốt mà lúc ấy người ta dùng bằng cụm từ bao quát “ Cáp duồn”. Tìm chỗ, kịp ăn một tô bì bún rồi trở về làm phụ việc cho chiếc đò máy chở hành khách của người Cô . Đò lớn, chạy máy tàu Gray 6 mà có lúc “chân vịt’ với đường kính 8 tấc 4 rớt ra ở vàm kinh xáng Đồng tâm mấy anh em không biết cách nào đưa lên được.
Ông Nội mất, đưa về trên chiếc đò nầy bằng phân nữa thời gian chạy như mọi khi. Mình lên bờ theo dòng người đưa đám và ở lại luôn. Thế là từ lúc đó, một anh dân “ chợ” có học hành tử tế làm những công việc nhà quê ( Cách nghĩ theo lúc đó) Để duy trì các sinh họat cần thiết, ban ngày hoặc khi không còn tiền phải đi hớt tóc dạo, kiếm vài cái đầu của con nít trong xóm để mua sắm lặt vặt. Hồi đó, mình gọi công việc nầy là lượm hoa rơi. Một cái túi Air Việt Nam cũ, bên trong 2 cái tong đơ, kéo, dao cạo, phấn, luợc và miếng vài quấn lên cái cổ trẻ con mỗi khi hớt cho tóc đừng bám vào. Có lần, gặp cái đầu vừa méo vừa sẹo của một thằng nhóc trong xóm Dầu.. Hớt kiểu “cua biển” nha chú! Từ nào đến giờ, mình chưa bao giờ hớt “ đờ mi cua” , chỉ quen lối mòn “chải thấp” và “chải cao”. Nay gặp kiểu nầy là “ế cối” đây. Quần thảo với thằng nhỏ gần nữa tiếng …. Nó khóc! Hỏi – Cái gì? Nó bảo- Chú ơi! Chú chải cái lược hoài con đau và nóng quá …!Dỗ ngọt bằng hết cả nghệ thuật dụ khị nó mới nín một lát. Tới màn cạo. Nguyên là con dao cạo xịn của mình đêm qua lấy ra bỏ quên ở nhà . Đành phải dùng con dao chưa “ bo mũi” . Cạo nhát đầu tiên, thằng nhỏ nhảy nhổm “ Ái”. Cái nữa củng nghe “Ái” Sau ba bốn tiếng “ ái” gì đó, thằng nhóc đưa tay quẹt lỗ tai .. Tôi nghe một tiếng thất thanh “ Ơ,,i m…á…u…! Nó tung chạy… Chết chắc! Con cái nhà ai mình không biết, nó mang cái khăn choàng của mình chạy phát phơ như hiệp sĩ, không khéo mất cái khăn nầy là lỗ nặng. Thế là…, rượt theo… Càng rượt , thằng nhóc càng chạy , vừa chạy vừa la,, vừa khóc. Làm như mình bắt nó lại để chọc tiết … Mấy người đi ngang tò mò chặn lại hỏi vì sao!… Đó chuyện cười ra nước mắt của những ngày ấy ..
Làm vườn, thật ra công việc chủ yếu là dọn vườn hoang. Hạ cây cây leo, đưa tất cả xuống, xong rồi đốt, sau đó đánh hộc trồng mía. Anh em phụ cất cho một căn nhà nhỏ ở cuối vườn. Ở một mình, tối có vài đứa bạn cùng lứa sợ mình chết cảm nên sang ngũ, sáng ra về việc ai nấy làm. Thỉnh thoảng tự hỏi, tự vấn, tự tìm một lời đáp cho ngày mai của mình? Không lời đáp! Có những buồi chiều ngồi dưới cái mờ ảo của thời điểm giao giữa ngày và đêm ngòai đồng vắng. Nghe tiếng cúm núm kêu, nghe chim quốc gọi bạn tình mà lòng se thắt- Cuộc đời mình là như vậy sao? Tự an ủi bằng việc gầy dựng một chút gì để lại cho các em thông qua mãnh vườn… Thế rồi…Ra thành trở lại. Mình nộp đơn vào trường Sư phạm hồi nào cũng không nhớ. Chỉ biết, có một ngày, đang đá bóng, có người vỗ vay nói” Lên tao nhận giấy báo đi học làm thầy giáo” Thế là, lấy dây kẻm, cột cửa căn nhà lại … Và đi …
Ngày ấy, trong đầu chỉ biết có chơi. Chơi quên cả ăn. Lúc lạo tìm kiếm những trò chơi khác người. những trò chơi trẻ con, nhưng có thể kéo theo con nít cả xóm cùng theo.
Tôi lớn lên theo nhịp của thời gian và trưởng thành trong những sắc màu của cuộc sống. Một học trò quê ra tỉnh học. Lớn lên đồng hành với quá trình đô thị hóa và những chuyến xe chở lính Cộng hòa ra trận. Đêm nằm nghe xa xa một vài tiếng pháo lạc bầy. Thỉnh thỏang cũng được xem những chiếc máy bay quân sự bay ngang qua đầu. Cũng có lúc chứng kiến hình ảnh từ xa, những chiếc phản lực cơ đâm xuống và lượn lên và sau đó là những cụm khói đi liền với âm thanh của những trái bom liền tiếp những trái bom. Không một chút suy nghĩ gì là thời thế. Gần hết cuộc chiến mới nhận ra mình tồn tại. Suy nghĩ cho mình, cho những người xung quanh. Ngộ ra cái phận sự của đứa con lớn trong gia đình, thế là lao đi. Bỏ học về quê khi tiếng súng của hai bên vừa dứt. Tìm . Đi tìm, cũng không biết tìm cái gì khi vốn liếng chỉ là cái đầu rổng tếch và ý chí ngang tàng, cộng thêm một chút mẹo nhỏ mà quãng đời rong chơi phía trước đọng lại
Đầu tiên, theo người lớn ra giữa sông Tiền, tranh thủ mua và bè những phuy xăng dầu hạm đội Mỹ bỏ lại. Mang vào đất liền trong sự tranh giành, rượt đuổi của nhiều ngưởi để nhận lấy những đồng tiền công ít ỏi, trả giá cho cái sống chết liền kề
Lên biên giới Thiện Ngôn, Xa Mát, cũng là đi theo người lớn với vai trò lái xe và vệ sĩ. Kiếm tìm một manh mối để đưa muối lên vùng nầy. Nghe đâu ở đây người ta đổi đậu xanh lấy muối. Đến nơi, một cảnh tượng bi đát; hàng lượt người Việt từ bên kia biên giới “bỏ của chạy lấy người” về với hai tay mang xách những gì có thễ xách mang được. Bi thảm. Hậu quả sự trở mặt của Pôn - pốt mà lúc ấy người ta dùng bằng cụm từ bao quát “ Cáp duồn”. Tìm chỗ, kịp ăn một tô bì bún rồi trở về làm phụ việc cho chiếc đò máy chở hành khách của người Cô . Đò lớn, chạy máy tàu Gray 6 mà có lúc “chân vịt’ với đường kính 8 tấc 4 rớt ra ở vàm kinh xáng Đồng tâm mấy anh em không biết cách nào đưa lên được.
Ông Nội mất, đưa về trên chiếc đò nầy bằng phân nữa thời gian chạy như mọi khi. Mình lên bờ theo dòng người đưa đám và ở lại luôn. Thế là từ lúc đó, một anh dân “ chợ” có học hành tử tế làm những công việc nhà quê ( Cách nghĩ theo lúc đó) Để duy trì các sinh họat cần thiết, ban ngày hoặc khi không còn tiền phải đi hớt tóc dạo, kiếm vài cái đầu của con nít trong xóm để mua sắm lặt vặt. Hồi đó, mình gọi công việc nầy là lượm hoa rơi. Một cái túi Air Việt Nam cũ, bên trong 2 cái tong đơ, kéo, dao cạo, phấn, luợc và miếng vài quấn lên cái cổ trẻ con mỗi khi hớt cho tóc đừng bám vào. Có lần, gặp cái đầu vừa méo vừa sẹo của một thằng nhóc trong xóm Dầu.. Hớt kiểu “cua biển” nha chú! Từ nào đến giờ, mình chưa bao giờ hớt “ đờ mi cua” , chỉ quen lối mòn “chải thấp” và “chải cao”. Nay gặp kiểu nầy là “ế cối” đây. Quần thảo với thằng nhỏ gần nữa tiếng …. Nó khóc! Hỏi – Cái gì? Nó bảo- Chú ơi! Chú chải cái lược hoài con đau và nóng quá …!Dỗ ngọt bằng hết cả nghệ thuật dụ khị nó mới nín một lát. Tới màn cạo. Nguyên là con dao cạo xịn của mình đêm qua lấy ra bỏ quên ở nhà . Đành phải dùng con dao chưa “ bo mũi” . Cạo nhát đầu tiên, thằng nhỏ nhảy nhổm “ Ái”. Cái nữa củng nghe “Ái” Sau ba bốn tiếng “ ái” gì đó, thằng nhóc đưa tay quẹt lỗ tai .. Tôi nghe một tiếng thất thanh “ Ơ,,i m…á…u…! Nó tung chạy… Chết chắc! Con cái nhà ai mình không biết, nó mang cái khăn choàng của mình chạy phát phơ như hiệp sĩ, không khéo mất cái khăn nầy là lỗ nặng. Thế là…, rượt theo… Càng rượt , thằng nhóc càng chạy , vừa chạy vừa la,, vừa khóc. Làm như mình bắt nó lại để chọc tiết … Mấy người đi ngang tò mò chặn lại hỏi vì sao!… Đó chuyện cười ra nước mắt của những ngày ấy ..
Làm vườn, thật ra công việc chủ yếu là dọn vườn hoang. Hạ cây cây leo, đưa tất cả xuống, xong rồi đốt, sau đó đánh hộc trồng mía. Anh em phụ cất cho một căn nhà nhỏ ở cuối vườn. Ở một mình, tối có vài đứa bạn cùng lứa sợ mình chết cảm nên sang ngũ, sáng ra về việc ai nấy làm. Thỉnh thoảng tự hỏi, tự vấn, tự tìm một lời đáp cho ngày mai của mình? Không lời đáp! Có những buồi chiều ngồi dưới cái mờ ảo của thời điểm giao giữa ngày và đêm ngòai đồng vắng. Nghe tiếng cúm núm kêu, nghe chim quốc gọi bạn tình mà lòng se thắt- Cuộc đời mình là như vậy sao? Tự an ủi bằng việc gầy dựng một chút gì để lại cho các em thông qua mãnh vườn… Thế rồi…Ra thành trở lại. Mình nộp đơn vào trường Sư phạm hồi nào cũng không nhớ. Chỉ biết, có một ngày, đang đá bóng, có người vỗ vay nói” Lên tao nhận giấy báo đi học làm thầy giáo” Thế là, lấy dây kẻm, cột cửa căn nhà lại … Và đi …