“ Lời ru buồn nghe mênh man- mênh man, sau lũy tre làng/ khiến lòng anh xốn xang/ Ngày lấy chồng, em đi trên con đê… có bướm vàng bay theo …em…. Bướm vàng đã đậu trái mù u rồi lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn …” Có khá nhiều người biết bài hát nầy. Cũng có lúc hình như nó được sử dụng thành nhạc hiệu cho chương trình Dân số kế họach hóa gia đình…?
Đúng là cuộc sống có nhiều điều trái khoáy giống như ca từ của bài nhạc nầy mà mọi người vẫn mặc nhiên chấp nhận(Thậm chí còn hát theo nữa chứ!)
Ta hãy xem nhé:
- Về giai điệu thì tạm được . Sử dụng gam thứ để chuyển tải một tâm sự buồn của người con gái lấy chồng sớm, có con sớm, cực quá, nghèo quá … buồn, than vãn trong lời ru con, chấp nhận được.
- Về ca từ thì không ăn vào đâu cả. Anh Trần Tiến ơi là Anh Trần Tiến, khi lấy tứ của bài hát từ câu” Bướm vàng đậu trái mù u/ Lấy chồng càng sớm, lời ru càng buồn”Anh có thấy sự bất hợp lý trong môtip quen thuộc của thi ca Việt Nam ta không? - Một tâm trạng cảm xúc phải được nảy sinh từ những hòan cảnh cụ thể- Tức cảnh, sinh tình”… Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ…
Đấy nhé: Con bướm: Mùa xuân có hoa có bướm. Mùa xuân, tiết trời ráo tạnh, khí trời ấm áp, đây là mùa của côn trùng sau thời kỳ ngủ đông bừng dậy để sinh sôi nẩy nở. Mùa xuân, gắn liền với trẩy hội, quang cảnh của mùa xuân là nhộn nhịp, vui vẻ… Xưa nay, chưa thấy ai dùng mùa xuân để làm nền, làm cảnh để diễn đạt một tâm sự buồn..
Màu vàng ( Bướm vàng) cũng không phải là sứ giả để báo hiệu một nỗi buồn qua lời ru của cô gái trẻ: Màu đen , màu trắng( Anh đã viết: Một màu đen /đen. Một màu trắng/ trắng. Chiều hoang vắng, chiếc xe tang đi vội vàng…trong sắc màu)
Màu tím mới chính là gam màu thích hợp để diễn tả , hoặc làm nền cho những nỗi buồn muôn thuỡ ( Tím cả đồi sim,ôi tím cả đồi sim tím chiều hoang biền biệt/Hoặc : Gió không phải là roi mà vách núi vẫn mòn./ Em không phải là chiều mà nhuộn anh đến tím..)
” Bướm vàng đậu trái mù u/ Lấy chồng càng sớm, lời ru thêm buồn” Ai mà lưu truyền câu nầy ác thiệt. Nó phải là” Mưa dầm ướt đọt mù u/ Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn. Trời mưa, lại là mưa dầm, mưa bong bóng bập bồng/ mẹ đi lấy chồng con ở với ai. Hoặc” Đêm nghe tiếng mưa rơi, đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ…Hoặc “ Mưa vẫn rơi đều trên phố nhỏ/ Quê nhà em ở nhớ mênh mông/ Anh nhớ gởi về manh áo cũ/ Đắp cho con đỡ nhớ anh nhiều/ Con nhớ anh nhiều đêm biếng ngũ/ Nó khóc làm em cũng khóc theo….
Vậy đó! Chuyện nhỏ trong ca từ bài hát liên hệ sang lĩnh vực kháccó những điểm giống nhau. Cuộc đời nầy cũng vẫn vậy thôi! Có những cái bật cập, có những điều không hợp lý vẫn ngang nhiên tồn tại. Vẫn sống giữa cuộc đời nầy và thậm chí vẫn có nhiều người gân cổ tung hô… Đời mà!: C’est la vie !
Đúng là cuộc sống có nhiều điều trái khoáy giống như ca từ của bài nhạc nầy mà mọi người vẫn mặc nhiên chấp nhận(Thậm chí còn hát theo nữa chứ!)
Ta hãy xem nhé:
- Về giai điệu thì tạm được . Sử dụng gam thứ để chuyển tải một tâm sự buồn của người con gái lấy chồng sớm, có con sớm, cực quá, nghèo quá … buồn, than vãn trong lời ru con, chấp nhận được.
- Về ca từ thì không ăn vào đâu cả. Anh Trần Tiến ơi là Anh Trần Tiến, khi lấy tứ của bài hát từ câu” Bướm vàng đậu trái mù u/ Lấy chồng càng sớm, lời ru càng buồn”Anh có thấy sự bất hợp lý trong môtip quen thuộc của thi ca Việt Nam ta không? - Một tâm trạng cảm xúc phải được nảy sinh từ những hòan cảnh cụ thể- Tức cảnh, sinh tình”… Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ…
Đấy nhé: Con bướm: Mùa xuân có hoa có bướm. Mùa xuân, tiết trời ráo tạnh, khí trời ấm áp, đây là mùa của côn trùng sau thời kỳ ngủ đông bừng dậy để sinh sôi nẩy nở. Mùa xuân, gắn liền với trẩy hội, quang cảnh của mùa xuân là nhộn nhịp, vui vẻ… Xưa nay, chưa thấy ai dùng mùa xuân để làm nền, làm cảnh để diễn đạt một tâm sự buồn..
Màu vàng ( Bướm vàng) cũng không phải là sứ giả để báo hiệu một nỗi buồn qua lời ru của cô gái trẻ: Màu đen , màu trắng( Anh đã viết: Một màu đen /đen. Một màu trắng/ trắng. Chiều hoang vắng, chiếc xe tang đi vội vàng…trong sắc màu)
Màu tím mới chính là gam màu thích hợp để diễn tả , hoặc làm nền cho những nỗi buồn muôn thuỡ ( Tím cả đồi sim,ôi tím cả đồi sim tím chiều hoang biền biệt/Hoặc : Gió không phải là roi mà vách núi vẫn mòn./ Em không phải là chiều mà nhuộn anh đến tím..)
” Bướm vàng đậu trái mù u/ Lấy chồng càng sớm, lời ru thêm buồn” Ai mà lưu truyền câu nầy ác thiệt. Nó phải là” Mưa dầm ướt đọt mù u/ Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn. Trời mưa, lại là mưa dầm, mưa bong bóng bập bồng/ mẹ đi lấy chồng con ở với ai. Hoặc” Đêm nghe tiếng mưa rơi, đếm mấy triệu hạt rồi mà chưa vơi nỗi nhớ…Hoặc “ Mưa vẫn rơi đều trên phố nhỏ/ Quê nhà em ở nhớ mênh mông/ Anh nhớ gởi về manh áo cũ/ Đắp cho con đỡ nhớ anh nhiều/ Con nhớ anh nhiều đêm biếng ngũ/ Nó khóc làm em cũng khóc theo….
Vậy đó! Chuyện nhỏ trong ca từ bài hát liên hệ sang lĩnh vực kháccó những điểm giống nhau. Cuộc đời nầy cũng vẫn vậy thôi! Có những cái bật cập, có những điều không hợp lý vẫn ngang nhiên tồn tại. Vẫn sống giữa cuộc đời nầy và thậm chí vẫn có nhiều người gân cổ tung hô… Đời mà!: C’est la vie !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét